Kỹ năng mềm đóng vai trò quan trọng giúp nhân viên xây dựng, nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng cũng như cung cấp những trải nghiệm đặc biệt nhằm chuyển đổi nhiều hơn cho các giao dịch bán hàng. Và hơn hết, không có một quy tắc cứng nhắc nào về cách phát triển các kỹ năng này. Chính vì vậy, thông qua tiếp xúc và thực hành thường xuyên, nhân viên sales sẽ nhanh chóng bắt nhịp với công việc và trở nên chuyên nghiệp, hiệu quả hơn.
Kỹ năng bán hàng là gì?
Kỹ năng bán hàng là năng lực phi kỹ thuật liên quan đến việc bán sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng. Điều này bao gồm thuộc tính cá nhân, đặc điểm tính cách và khả năng giao tiếp cần thiết để thành công trong công việc.
Kỹ năng mềm là cách nhân viên sales tương tác trong mối quan hệ với khách hàng, trong khi kỹ năng cứng thường mang tính kỹ thuật và dễ xác định hơn.
Kỹ năng bán hàng mà Sales cần có
Trí tuệ cảm xúc
Trí tuệ cảm xúc là khả năng hiểu và điều chỉnh cảm xúc, đặc biệt quan trọng trong kỹ năng bán hàng.
Sales cần nhận biết cảm xúc khách hàng để thích ứng phản ứng, đồng cảm, và thể hiện sự tự tin.
Khách hàng thường quyết định mua dựa trên cảm xúc, làm cho việc đọc được cảm xúc trở thành yếu tố quyết định trong việc chốt đơn.
Trí tuệ cảm xúc có thể tự nhiên phát triển thông qua giao tiếp thường xuyên hoặc được học qua các khóa học và kiểm tra để cải thiện những khía cạnh cụ thể.
Kỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phán là kỹ năng trọng yếu trong bán hàng, giúp tương tác hiệu quả với khách hàng, thuyết phục về giá trị sản phẩm và xây dựng mối quan hệ tích cực.
Qua đó cũng hỗ trợ thương lượng với đối tác và nhà cung cấp, đồng thời giúp giải quyết mâu thuẫn và khiếu nại một cách lịch sự và hiệu quả, thậm chí biến chúng thành cơ hội tích cực.
Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng thuyết trình giúp các chuyên gia bán hàng truyền đạt thông tin về sản phẩm, dịch vụ của mình một cách rõ ràng, dễ hiểu và thuyết phục. Kỹ năng thuyết trình cũng giúp giải thích các tính năng và lợi ích của sản phẩm một cách chi tiết và thuyết phục về giá trị của nó.
Ngoài ra, kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp cũng giúp các nhân viên bán hàng tạo dựng được niềm tin và sự tin tưởng của khách hàng. Đáp ứng được nhu cầu, giải quyết các vấn đề và đưa ra các giải pháp phù hợp cho khách hàng.
Kỹ năng quan sát
Kỹ năng quan sát hiệu quả giúp người bán hàng hiểu nhu cầu của khách hàng, tạo giải pháp phù hợp và cơ hội bán hàng.
Giúp nắm vững thông tin về sản phẩm/dịch vụ, tăng sự tin cậy và xây dựng mối liên kết tích cực với khách hàng.
Kỹ năng giao tiếp hiệu quả
Kỹ năng giao tiếp hiệu quả là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất trong công việc sales. Nó giúp nhân viên sales tương tác, truyền đạt thông tin và thuyết phục khách hàng một cách rõ ràng để đạt được chốt đơn.
Giao tiếp cũng giúp xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, tạo sự thoải mái và tin tưởng. Đồng thời, kỹ năng này còn bao gồm khả năng lắng nghe tích cực và điều chỉnh giao tiếp dựa trên tín hiệu từ khách hàng.
Kỹ năng kể chuyện
Là một phần của quá trình phát triển mối quan hệ với khách hàng tiềm năng, nhân viên sales cần phải là một người biết kể những câu chuyện tuyệt vời.
Sau khi hiểu được điều gì gây ấn tượng với khách hàng về mặt cảm xúc, hãy tạo ra một câu chuyện hấp dẫn, bao gồm các tính năng của sản phẩm theo cách tự nhiên để kết nối với cảm xúc của khách hàng.
Kỹ năng này phần lớn dựa trên kỹ năng giao tiếp và lắng nghe xuất sắc.
Kỹ năng thuyết phục
Khả năng bán hàng thông qua nghệ thuật thuyết phục là một phần quan trọng của nhân viên sales.
Thuyết phục không có nghĩa là thuyết phục khách hàng mua thứ gì đó mà không đáp ứng nhu cầu của họ. Mà thuyết phục chính là giúp họ nhìn thấy những vấn đề mà giải pháp của mình có thể khắc phục, giải quyết được, đồng thời thể hiện một cách bán hàng độc đáo để làm cho sản phẩm/ dịch vụ đó phù hợp với khách hàng nhất.
Bên cạnh đó, thuyết phục cũng là việc khiến khách hàng tiềm năng xem xét các lựa chọn và giải pháp thay thế khi giải pháp kia chưa phù hợp với họ.
Quyết đoán
Nhân viên sales cũng cần sự quyết đoán và khả năng làm việc độc lập trong công việc bán hàng.
Quyết định nhanh chóng và chính xác của họ ảnh hưởng đến quy trình bán hàng và kết quả kinh doanh, đặc biệt trong các tình huống như đưa ra giá cả, quyết định thời gian giao hàng và các ưu đãi khuyến mãi.
Cân nhắc đa chiều là quan trọng, bao gồm lợi ích của khách hàng, lợi nhuận công ty và yếu tố thị trường.
Khả năng đồng cảm
Kỹ năng bán hàng quan trọng vì ít khách hàng tin tưởng nhân viên sales, thường nghĩ họ chỉ quan tâm đến chốt đơn.
Hiểu rõ suy nghĩ và cảm xúc của khách hàng, đồng cảm và chân thành, là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng lòng tin.
Đồng cảm chứng tỏ sự chân thành, giúp nhân viên sales hỗ trợ khách hàng một cách dễ dàng hơn và khách hàng tin tưởng vào mối quan tâm của họ.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề đề cập đến khả năng tìm giải pháp cho các vấn đề hiện tại và tương lai có thể xảy ra. Trong kỹ năng bán hàng, nhân viên sales cần phải chủ động với những thứ có thể làm chậm quá trình bán hàng.
Kỹ năng này cũng đề cập đến việc giúp khách hàng đạt được mục tiêu của họ hoặc hạn chế tối đa các vấn đề mà họ hiện đang gặp phải.
Kỹ năng giải quyết vấn đề đi kèm với kinh nghiệm trong việc xác định các vấn đề, nguyên nhân gốc rễ của chúng, sau đó đưa ra các hướng hành động phù hợp, hiệu quả.
Cách giải quyết vấn đề có thể khác nhau tùy thuộc vào khách hàng mà nhân viên đang phục vụ, linh hoạt đề xuất các giải pháp sáng tạo và tùy chỉnh cho khách hàng của mình.
Kỹ năng chốt sale
Mục tiêu chốt sale và giữ chân khách hàng là đỉnh cao của kỹ năng bán hàng. Kỹ năng chốt sales yêu cầu sự tinh tế và tự nhiên, đặt vào tâm lý và vấn đề hiện tại của khách hàng.
Quan trọng là thực hiện một cách tận tâm để khách hàng tự nguyện mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ, không áp đặt hay thúc đẩy mạnh mẽ.
Bán hàng không chỉ về việc đạt được giao dịch ngay lập tức, mà còn về việc xây dựng mối quan hệ lâu dài và đảm bảo sự hài lòng để khách hàng quay lại.
Khả năng thích ứng
Khả năng thích ứng nhanh chóng là quan trọng trong bán hàng vì sự thay đổi liên tục trong sở thích và xu hướng tiêu dùng, cũng như sự phát triển của bối cảnh bán hàng.
Nhân viên bán hàng cần linh hoạt thay đổi cùng với những thay đổi này, chẳng hạn như chuyển từ bán hàng truyền thống sang sử dụng các nền tảng mạng xã hội, livestream, và các hình thức tiếp cận khác.
Đặc biệt, Covid-19 đã thúc đẩy sự chuyển đổi này, yêu cầu nhân viên phải nhanh chóng thích ứng với các kênh liên lạc mới như Tiktokshop, livestream, short video, và podcast để nâng cao hiệu suất bán hàng và giữ vững đối thủ.
Kỹ năng làm việc nhóm
Nhân viên bán hàng cần kỹ năng teamwork để hiệu quả làm việc nhóm trong các dự án và nhiệm vụ bán hàng.
Trong quá trình bán hàng, đôi khi cần sự hợp tác của nhiều nhân viên để xử lý giao dịch lớn. Kỹ năng làm việc nhóm giúp họ tương tác với các bộ phận khác nhau trong công ty, như sản xuất, kế toán, và marketing, để đạt được kết quả tốt nhất.
Đồng thời, nó cũng giúp họ giải quyết mâu thuẫn và khó khăn, học hỏi từ đồng nghiệp, và phát triển kỹ năng cá nhân.
Rèn luyện kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp
Liên tục học hỏi, cập nhật
Để nâng cao kỹ năng bán hàng và đạt doanh số cao, nhân viên sales cần thói quen nghiên cứu và cập nhật kiến thức hàng ngày về sản phẩm/dịch vụ, kỹ năng bán hàng, xu hướng thị trường, và thị hiếu mua hàng của khách.
Đặc biệt, trong cách mạng 4.0, doanh nghiệp cần nhân viên digital sales xuất sắc. Thói quen này giúp tạo ra ý tưởng mới, xây dựng kế hoạch phù hợp với nhu cầu khách hàng, và đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp.
Đặt ra các mục tiêu ngắn hạn
Việc đặt ra các mục tiêu ngắn hạn sẽ giúp tập trung vào những gì cần làm trong thời gian ngắn hạn để đạt được kết quả mong muốn. Khi có mục tiêu rõ ràng, chúng ta có thể tập trung và định hướng công việc, đo lường tiến độ, tự tạo động lực và tự đánh giá bản thân, sau đó có thể cải thiện các kỹ năng còn thiếu hay điểm yếu của bản thân.
Thực hành và đúc kết
Để trở thành nhà bán hàng xuất sắc, quan trọng nhất là không ngừng học hỏi và áp dụng kiến thức từ các giao dịch thực tế.
Hành động lặp lại giúp làm quen với quy trình bán hàng và củng cố kỹ năng từ tiếp cận khách hàng đến đàm phán.
Thực hành giúp họ nhận thức và cải thiện kỹ năng, đồng thời tùy chỉnh phương pháp bán hàng theo từng khách hàng.
Đánh giá kết quả và phương thức tiếp cận sau mỗi giao dịch là cách họ học hỏi và ghi chép kinh nghiệm để theo dõi tiến bộ và phát triển kỹ năng bán hàng.
Đánh giá hiệu suất công việc
Để nâng cao kỹ năng bán hàng, việc đánh giá hiệu suất công việc hàng ngày là quan trọng.
Nhân viên sales có thể lập danh sách số liệu, theo dõi doanh số bán hàng để đánh giá mức độ đạt mục tiêu, phát hiện điểm cần cải thiện và xác định sản phẩm/dịch vụ bán chạy để xây dựng chiến lược bán hàng phù hợp.
Một số câu hỏi thường gặp về kỹ năng bán hàng
Cách tìm kiếm khách hàng?
Để tìm kiếm khách hàng, nhân viên sales có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, từ tìm kiếm trên mạng xã hội (Facebook, Tiktok, Instagram,..), website, tham gia các sự kiện, hội thảo, sử dụng mạng lưới mối quan hệ của bản thân.
Đặc biệt, khách hàng hiện tại có thể là một nguồn khách hàng tiềm năng rất quan trọng. Đảm bảo duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng hiện tại, cung cấp các chương trình khuyến mãi, chương trình giới thiệu để họ giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ đó đến người khác.
Hay tìm kiếm các doanh nghiệp, tổ chức có liên quan đến ngành, lĩnh vực của mình và thảo luận về cơ hội hợp tác để tiếp cận khách hàng mới.
Phương pháp chăm sóc, giữ chân khách hàng?
- Đảm bảo sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu khách hàng
- Xây dựng mối quan hệ chân thành với khách hàng bằng cách tạo sự tin tưởng và giao tiếp tốt, chẳng hạn như gọi điện hoặc gửi email để hỏi thăm, tìm hiểu thêm về nhu cầu của họ
- Hãy tặng cho khách hàng những món quà nhỏ như khuyến mại, phiếu giảm giá, sản phẩm tặng kèm miễn phí
- Cải thiện dịch vụ sau bán hàng, bằng cách đảm bảo khách hàng được hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng và hiệu quả
- Thường xuyên cập nhật, cải tiến sản phẩm/ dịch vụ để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.
Làm thế nào để phát triển kỹ năng thuyết phục khách hàng?
- Lắng nghe và tìm hiểu khách hàng, hãy hỏi khách hàng về vấn đề họ đang gặp phải và mong muốn của họ, từ đó đưa ra giải pháp và sản phẩm phù hợp.
- Sử dụng ngôn ngữ thân thiện và dễ hiểu, tránh sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành khiến khách hàng cảm thấy khó chịu, khó hiểu
- Sử dụng câu chuyện và ví dụ giúp truyền đạt thông tin một cách dễ hiểu hơn, minh họa được bức tranh của vấn đề hiện tại và tạo sự liên kết với khách hàng
- Cố gắng bán giải pháp, lợi ích chứ đừng bán sản phẩm
- Tạo sự tin tưởng tuyệt đối với khách hàng là yếu tố quan trọng để thuyết phục họ. Có thể giới thiệu về chính sách bảo hành, đổi trả, các đánh giá tích cực từ khách hàng trước đó,…
Kỹ năng bán hàng là những kỹ năng chủ quan, khó đo lường nhưng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc kết nối và xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng.
Kỹ năng này bao gồm các thuộc tính xã hội và tính cách cho phép nhân viên sales làm việc tốt với người khác, hiểu được nhiều quan điểm trong các khía cạnh khác nhau, đồng thời có kỹ năng giao tiếp xuất sắc.
Bằng những kỹ năng bán hàng tuyệt vời này, nhân viên có thể tạo ra nhiều mối quan hệ đáng tin cậy, giải quyết vấn đề hiệu quả và cuối cùng là chốt được nhiều giao dịch mua bán hơn.